1800 59 99 77

Điều trị viêm họng nên uống gì?

Viêm họng gây ra những khó chịu trong cuộc sống hằng ngày nhất là với những ai phải giao tiếp thường xuyên. Viêm họng chiếm tới 80% là do virus gây ra, còn lại 20% là do vi khuẩn và một số yếu tố khác. Vì vậy, làm để biết viêm họng nên uống gì chúng ta cần phải xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả.

1.Viêm họng do virus nên uống gì?

Đối với các trường hợp viêm họng do virus (Virut cúm A và cúm B, Rhinovirus, coronavirus và parainfluenza virus,  Viruts adenovirus, virus EBV, HPV) gây ra đa phần là ở dạng cấp tính, không nguy hiểm, uống kháng sinh hầu như không có tác dụng trong trường hợp này. Chúng có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần nếu bạn biết kết hợp nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ vitamin,dùng xịt giảm viêm họng hay kết hợp sử dụng một số phương pháp dân gian chữa trị tại nhà:

Uống nước ấm, trà ấm

Uống nước ấm, trà ấm 1

Nhâm nhi vài ngụm trà ấm vừa làm cho tinh thần của chúng ta sảng khoái vừa giúp giảm các triệu chứng của viêm họng.

Uống nhiều nước ấm: chỉ đơn giản bằng việc bổ sung một vài ly nước ấm hằng ngày để tránh cho cổ họng càng bị khô, làm các vi khuẩn có hại trong miệng phát triển ảnh hưởng tới phần bị viêm. Ngoài ra, nên kết hợp súc miệng với nước muối sinh lý có độ PH phù hợp để tránh nhiễm khuẩn họng.
Uống trà ấm: Một số loại trà rất tốt cho việc điều trị viêm họng như trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh. Các thành phần trong trà giúp làm dịu cơn đau, giảm các triệu chứng ho đi kèm, thông mũi sạch họng.

Sử dụng một số bài thuốc dân gian trị viêm họng

Cách 1: Vắt một quả chanh và 2 thìa mật ong vào cốc nước khoảng 300ml rồi đem đun cho nước nóng lên nhâm nhi từng ngụm một bạn sẽ thấy tác dụng bất ngờ của nó.

Cách 2:  Sữa tỏi nóng rất tốt trọng việc làm dịu cơn đau họng và ngăn chặn chứng ho hiệu quả. Bạn băm nhỏ từ 3-5 nhánh tỏi đã bóc vỏ rồi hòa chung vào cùng 1 ly sữa nóng, hãm tầm 10 phút thì chắt bã ra, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần tình trạng viêm họng sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày.

2. Viêm họng do vi khuẩn nên uống gì?

Viêm họng do nhiều loại vi khuẩn gây nên có thể bao gồm những dạng:

  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: biểu hiện sốt cao 39-40 ºC mà không thuyên giảm sau 1-2 ngày, toàn thân mệt mỏi, có hạch nổi ở hai bên hàm, trong hốc cổ họng xuất hiện mủ trắng.
  • Viêm họng Vincent:  dạng này do một loại vi khuẩn hình thoi và xoắn khẩn ki sinh tại cổ họng, gây ra các vết loét. Khi cơ thể bị suy yếu, rối loạn dinh dưỡng hay viêm amidan, sâu răng nó sẽ làm loét lớp niêm mạc họng. Các triệu chứng thường thấy có thể là: cơ thể mệt mỏi, nóng rát họng kèm theo sốt nhẹ, thấy mặt bên amidan có giả mạc trắng, có thể nổi hạch cổ và sưng đau, hơi thở có mùi khó chịu.
  • Viêm họng do bạch hầu: vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan ra lấp đường hô hấp gây ngạt thở cho người bệnh.
  • Viêm họng hạt: thể đặc biệt của viêm họng mãn tính, các hạt thường có màu trắng kích thước to nhỏ khác nhau, luôn gây cảm giác vướng mắc, muốn ho để khạc nhổ ra. Các bệnh nhân bị viêm xoang, axit trào ngược, vệ sinh răng miệng kém dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm họng hạt.
  • Để xác định được nguyên nhân gây ra viêm họng là do các loại vi khuẩn thì bệnh nhân phải được xét nghiệm bằng các phương pháp chẩn đoán hiện đại tại những bệnh viện có trang bị đầy đủ thiết bị y tế và bác sỹ chuyên khoa. Nếu sau xét nghiệm bệnh được xác định vì nhiễm khuẩn, vi trùng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định uống kháng sinh với liều lượng cụ thể tùy vào trường hợp và mức độ nặng nhẹ của căn bệnh.
2. Viêm họng do vi khuẩn nên uống gì? 1

Các bệnh nhân được xác định bị viêm họng do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh phù hợp.

“Viêm họng nên uống gì ?” chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Uống thuốc kháng sinh chính là câu trả lời cho trường hợp này. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm họng và các triệu chứng đi kèm (ho, sốt…) là: Cephalosporins, Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Macrolides và Clindamycine…

  • Để làm giảm các triệu chứng viêm, sưng tấy họng sử dụng nhóm thuốc diclophenac,ibuprofene…
  • Để giảm triệu chứng đau họng và cắt cơn sốt cần uống aspirin, paracetamon, bổ sung điện giải để tránh mất nước.
  • Khi viêm họng đã tiến triển nặng hơn cần sử dụng corticosteroid.

Tuy nhiên việc uống kháng sinh để chữa viêm họng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Để hạn chế hiện tượng kháng thuốc nên kết hợp sử dụng hai loại khác nhau trở lên.
  • Đối với một số loại vi khuẩn như steptococcus gây ra bệnh viêm họng liên cầu khuẩn thì chúng ta nên hạn chế sử dụng thuốc cephalosporin và azithromycin  vì đây là loại vi khuẩn đang ngày càng có khả năng kháng thuốc cao hơn.
  • Trước khi sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp và hiệu quả, uống đúng liều lượng, không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào trước khi được bác sỹ chỉ định.

Nhiều bệnh nhân vì không có điều kiện thăm khám hoặc chẩn đoán khó khăn khi phân biệt nguyên nhân mắc bệnh viêm họng là do vi khuẩn thì nên cân nhắc việc uống kháng sinh, xem xét kỹ càng, theo dõi các diễn biến của bệnh để có liệu pháp kháng sinh phù hợp.

Đọc thêm: 

X

Thông tin đơn hàng

Xịt họng giảm ho Keo ong PropoBee 30ml

(Giá: 250.000 VNĐ/ 01 hộp)

Xịt họng giảm ho Keo ong Propobee baby

(Giá: 250.000 VNĐ/ 01 hộp)

Xịt họng giảm ho Keo ong PropoBee 15ml

(Giá: 160.000 VNĐ/ 01 hộp)

Viên ngậm giảm ho PROPOBEE tablets

(Giá: 50.000 VNĐ/ 01 hộp)

Thông tin khách hàng