Bạn đã từng bị mất giọng, khàn giọng chưa? Điều gì đã xảy ra với dây thanh âm vậy? Hãy cùng Propobee tìm hiểu nhé.
Dây thanh âm của chúng ta nằm trong phần yết hầu (sụn tuyến giáp) ở giữa cổ. Âm thanh sẽ phát ra khi không khí từ phổi đi qua dây thanh quản và làm chúng rung lên. Những rung động này không thể nhìn thấy bằng mắt thường (khoảng 100-250 lần/giây). Âm thanh được phát ra từ những rung động này được khuếch đại qua các buồng cộng hưởng như mũi và miệng.
Khi chúng ta sử dụng giọng nói của chúng ta quá mức hoặc theo cách “ngược đãi”, dây thanh quản có thể bị sưng lên và gây viêm, thậm chí có thể gây chảy máu. Kết quả là sẽ bị khản giọng, đau cổ họng, thay đổi cường độ âm thanh khi nói chuyện, không nói được nốt cao, thậm chí là mất giọng.
Nhiễm trùng xoang hoặc viêm mũi dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến các buồng cộng hưởng âm thanh (mũi và miệng) và ảnh hưởng đến khả năng điều khiển giọng nói. Ngoài ra cũng có thể có một số nguyên nhân khác khiến dây thanh quản bị thương như hạt thanh quản, u nang, viêm thanh quản, xuất huyết thanh quản…
Propobee chia sẻ với bạn 5 nguyên nhân gây khản giọng, mất tiếng và cách để loại bỏ nó nhé.
1. Lạm dụng giọng nói quá mức
Tất cả chúng ta đều đã từng bị khản giọng với một mức độ nào đó, có thể là sau khi cổ vũ, hò hét, hát hò quá mức tại các sự kiện, bữa tiệc, liên hoan.
Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể có thể dễ dàng chữa lành các vết thương nhẹ ở dây thanh quản. Tuy nhiên, nếu hành hạ giọng nói thường xuyên có thể dẫn đến hạt dây thanh quản, polyp âm thanh, sưng hạch.
Đôi khi, mạch máu dây thảnh quản có thể bị vỡ đột ngột và gây chảy máu. Điều này sẽ dẫn đến việc mất tiếng đột ngột và là trường hợp cần điều trị khẩn cấp.
Bạn nên làm gì?
Hãy nghỉ ngơi và giảm thiểu nói chuyện, kể cả việc thì thầm. Nếu cần hãy dùng bút và giấy để giao tiếp. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu tiếp tục sử dụng giọng nói có thể làm cho dây thanh âm của bạn trở nên cứng và sưng lên sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Nếu bạn không hồi phục sau 1 tuần, hãy hẹn gặp bác sỹ Tai-mũi-họng (TMH). Bác sỹ có thể thực hiện soi họng bằng một ống nghe nội soi chuyên biệt và linh hoạt giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn. Việc thực hiện các phương pháp điều trị sớm sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Nếu bạn đột nhiên mất giọng và nghi ngờ xuất huyết thanh quản, bạn hãy tránh nói chuyện và đến bác sỹ TMH ngay lập tức.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh thông thường)
Khi bị cảm lạnh, chúng ta thường bị nghẹt mũi, tắc mũi. Nghẹt mũi sẽ làm ảnh hưởng đến giọng nói của chúng ta và khi nói chuyện.
Trong một số trường hợp, đờm ở mũi có thể chảy xuống cổ, gây viêm dây thanh quản khiến bạn bị khản tiếng.
Bạn nên làm gì?
Nếu bạn bị cảm lạnh, bạn nên điều trị các triệu chứng cảm lạnh thì khản tiếng cũng sẽ từ từ khỏi.
Nếu ho và khản giọng trong suốt hơn 2 tuần, bạn có thể cần đến bác sỹ TMH.
Nếu công việc của bạn cần phải sử dụng giọng nói nhiều, bạn không nên trở lại công việc quá sớm khi giọng vẫn còn khàn vì có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho giọng nói của bạn.
3. Trào ngược dạ dày – thực quản
Mất giọng cũng có thể xảy ra do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược xảy ra khi acid từ dạ dày đi vào cổ họng gây tổn thương niêm mạc họng, thanh quản. Hiện tượng này có thể gây ra đờm họng, ho, khản giọng.
Thông thường, các triệu chứng này xảy ra trong vòng nửa giờ sau khi ăn hoặc nằm ngay sau bữa ăn. Người bị trào ngượcdạ dày thực quản thường có tiền sử đau dạ dày và bị ợ hơi.
Một số thực phẩm có thể gây trào ngược dạ dày – thực quản như thực phẩm chiên, chứa nhiều dầu, các sản phẩm từ sữa, đồ uống chứa cafein và rượu cũng như thực phẩm có tính acid như cam, chanh, nho.
Bạn nên làm gì?
Tránh dùng các loại thực phẩm dễ gây trào ngược dạ dày – thực quản.
Không nên nằm trong vòng 3 giờ sau khi ăn.
Một số trường hợp nặng có thể dùng thuốc tránh gây trào ngược dạ dày – thực quản.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đi khám chuyên khoa TMH.
4. Dị ứng
Viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.
Mất giọng cũng có thể xảy ra do cổ họng bị khô hay ho do dị ứng.
Bạn nên làm gì?
Bạn nên kiểm tra để xác định nguyên nhân gây dị ứng. Phân loại trình trạng dị ứng mũi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến giọng nói.
5. Ung thư thanh quản
Cuối cùng, nguyên nhân gây mất giọng nói nghiêm trọng là ung thư dây thanh quản. Ung thư dây thanh quản biểu hiện là khản giọng liên tục và ngày càng trầm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể dần khó khăn hơn khi hít thở.
Nguy cơ ung thư thanh quản ở những bệnh nhân tiêu thụ rượu và hút thuốc đều đặn cao hơn gấp 30 lần người bình thường.
Bạn nên làm gì?
Để giảm thiểu nguy cơ ung thư, nên tránh uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên.
Nếu bị khản giọng không hồi phục sau 2 tuần, bạn nên đi khám chuyên khoa TMH.