Nhiệt miệng là một loại bệnh rất phổ biến gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Niêm mạc miệng xuất hiện các vết đốm trắng nhỏ, phồng lên gây cảm giác đau cho người bệnh khi ăn uống hay giao tiếp. Bệnh nhiệt miệng thường tự khỏi sau 1-2 tuần với các phương pháp điều trị đơn giản. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng, cổ họng, sau đó có thể bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ, gây đau rát, ăn uống không ngon, thậm chí mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
Lâu dần, bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn. Nơi xuất hiện các vết loét thường ở mặt trong của má, lợi, đầu lưỡi, vòm họng…
Khi không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng lâu ngày không khỏi
Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng chưa được làm rõ, chỉ biết rằng nó liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T được kích hoạt bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố có thể kích hoạt bệnh nhiệt miệng đó là: thiếu các vitamin nhóm B, tổn thương niêm mạc tại chỗ, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, dị ứng, di truyền hoặc các yếu tố khác.
Những biến chứng dễ mắc phải khi bị nhiệt miệng lâu ngày
Nhiệt miệng lâu ngày gây ra tình trạng viêm cấp
Nhiều người khi bị bệnh ăn uống không kiêng đồ ăn có tính chất quá cay nóng ( ớt , tỏi, gừng…) hay có axit như chanh, không để ý đến lâu ngày các vết loét nặng hơn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm dẫn đến bị nhiệt miệng mãn tính do vậy để phòng ngừa được biến chứng này bạn cần tránh làm tổn thương thêm vết loét cũ khi ăn uống hay tiếp xúc, nghỉ ngơi điều độ tránh ăn nhiều các chất chua cay. Nếu loét nhẹ nên dùng kháng sinh, uống nhiều nước và bổ sung vitamin B tăng sức đề kháng và làm giảm cơn đau
Nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng
Đúng như nhiều người đã nghĩ nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 8-12 ngày, nhưng ở một số người trị nhiệt miệng sai cách hay chủ quan trong quá trình điều trị, không những bệnh không khỏi mà nó còn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và apxe toàn bộ khoang miệng lúc này các vết loét sưng viêm tấy sẽ lan ra ở lưỡi, má hàm. Người bệnh sẽ bị suy nhược toàn cơ thể kèm sốt cao, mạch nhanh môi khô lưỡi bẩn và kèm một số triệu chứng điển hình khác
Ngoài ra, khi miệng có các vết loét lâu ngày không khỏi đó có thể là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm khác chẳng hạn như ung thư lưỡi.Ung thư lưỡi tuy có thể chữa khỏi nhưng đa số các trường hợp khi phát hiện ra đều đã rơi vào giai đoạn cuối nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Mà trong đó, nguyên nhân hàng đầu khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ là bởi chúng ta nhầm lẫn với nhiệt miệng. Vì vậy, đừng chủ quan khi có các nốt nhiệt trong miệng, nhất là ở vùng lưỡi.
Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng của nhiệt miệng là khi mắc bệnh bạn nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Ăn uống đầy đủ, hạn chế những thức ăn kích thích bệnh nặng hơn như chanh, ớt, đồ cay nóng..súc miệng bằng nước muối loãng khoảng 3-4 lần trong một ngày nhằm giảm được tình trạng viêm loét. Nếu nhiệt miệng lâu ngày không khỏi hãy đến khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra cụ thể và được các bác sỹ đưa ra phương pháp điều hợp lý, kịp thời tránh cho bệnh diễn biến nặng hơn.
Tham khảo: Trị nhiệt miệng nhanh chóng bằng keo ong, bạn đã biết chưa