Dựa vào cách phân biệt nhiệt miệng ở người lớn và ung thư lưỡi dưới đây, Propobee hy vọng sẽ giúp các bạn sớm phát hiện được những bệnh lý nguy hiểm ở vùng miệng và có phương án ứng phó phù hợp, kịp thời.
Nhận biết nhiệt miệng ở người lớn
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng ở người lớn là xuất hiện vết nhiệt miệng là xung quanh của lưỡi, trên lợi hay vùng niêm mạc miệng…Thường có cảm giác đau rát sưng, đau, xuất hiện vết trong khoang miệng có kích thước khoảng 5- 10 mm. Thường vết loét có màu trắng sữa gây đau rát khi nhai nuốt. Thường nhiệt miệng chỉ xuất hiện khoảng một tuần là bệnh tự khỏi, khi bệnh giảm thì vết sưng loét tự liền lại.
Một số người bị nhiệt miệng dài ngày nên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng viêm loét, hình thành các khối áp xe quanh chân răng hay vùng trong khoang miệng. Trường hợp này phải cần dùng tới kháng sinh mạnh để giúp điều trị bệnh khỏi sớm.
Nguyên nhân
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh nhiệt miệng như:
- Do đánh răng quá mạnh, bàn chải chà vào vùng nướu và niêm mạc ở miệng.
- Ăn quá nhiều đồ ăn có tính acid, hay các thực phẩm nóng như: socola, café, pho mai…
- Do một loại vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của bạn
- Do các bệnh khác gây ra như: sâu răng, viêm chân răng…
- Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt.
- Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Tìm hiểu thêm:
Nhận biết bệnh ung thư lưỡi
Biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư lưỡi là triệu chứng đau lưỡi bạn cảm thấy lưỡi đau rát như có vật gì đó cọ xát vào. Sau đó là sự xuất hiện các mảng trắng gây nên cảm giác khó chịu như khô lưỡi, khó ăn uống…Nếu có biểu hiện này thì chúng ta nên hết sức cẩn trọng để biết và chữa trị bệnh kịp thời
Vị trí xuất hiện ở lưỡi có u loét, cũng có màu trắng sữa như nhiệt miệng nhưng các vết loét này thường rộng hơn và kèm theo cơn đau dữ dội từ bên trong. Các vết loét thường kéo dài và lâu khỏi hơn, khó lành và có nguy cơ lan rộng ra ngoài.
Kèm theo một số dấu hiệu đi kèm là chảy máu ở lưỡi, mệt mỏi toàn thân, sưng hạch bạch huyết ở cổ, giọng nói có thể thay đổi bất thường, hôi miệng. Cổ họng của bạn cũng bị đau khi nuốt nước miếng hay thức ăn. Thẩm chí có một số trường hợp u cứng xuất hiện ở một số nơi quanh vùng lưỡi.
Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư lưỡi bạn thường gặp các triệu chứng như: đau tức vùng gan, da đổi màu bất thường,thường xuyên mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa. Khi mắc bệnh ung thư lưỡi thường có biểu hiện ăn nhanh no, sau khi ăn có biểu hiện tức bụng, các giác đầy hơi xảy ra, lợm giọng và buồn nôn. Bụng trở nên căng dần, đại tiện thay đổi, đi nhiều lần trong ngày, có lẫn chất nhày thì bạn đã mắc bệnh ung thư lưỡi nặng.
Nguyên nhân
Cho đến nay, các trường hợp ung thử lưỡi chưa chỉ ra được nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác. Nhưng các thì nghiệm và điều tra từ những trường hợp bị ung thư lưỡi chỉ ra rằng những người thường xuyên hút thuốc lá, nhai trầu, uống rượu bia nhiều hay vệ sinh răng miệng chưa khoa học là những nhóm người có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng thiếu hụt nhiều vitamin quan trong và nhiễm virus HPV cũng có thể khiến bạn bị ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi nguy hiểm như thế nào?
Ung thư lưỡi là một trong số các căn bệnh ung thư thường gặp hiện nay. Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người và hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu. Nguy hiểm hơn, những người bị bệnh ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn gây khó khăn cho việc điều trị.
TS.BS Bùi Xuân Trường cho biết, hầu hết những bệnh nhân bị bệnh ung thư đều phải trải qua thời kỳ đau khổ, khi bệnh giai đoạn cuối. Bệnh nhân ăn nói không được, miệng có bướu to, người gầy rộc, đau đớn, bác sỹ sẽ phải điều trị bằng morphine giúp cho bệnh nhân giảm đau.
Hiện nay, có 2/3 trường hợp bệnh nhân bị ung thư lưỡi khi khám, thì phát hiện đã ở giai đoạn cuối.Lúc này các vết loét đã lan khắp lưỡi, bệnh nhân khó ăn, nói và nuốt, hạch cổ di căn to, bệnh nhân đau và không còn cơ hội phẫu thuật, chỉ chờ đến ngày ra đi.
Nếu điều trị sớm bệnh nhân giai đoạn cuối có thể sống thêm sáu tháng đến nửa năm. Còn những bệnh nhân đến điều trị sớm có thể có cơ hội sống thêm được năm năm.
Để phòng bệnh ung thư lưỡi, bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, rượu bia, vệ sinh răng miệng tốt, khám răng thường xuyên. Nên ăn uống đầy đủ các chất, tăng cường trái cây, rau xanh… Chúng ta cần gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở khoang miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh và sớm phát hiện bệnh, giảm tỷ lệ tử vong khi phát hiện bệnh quá muộn. Dù là nhiệt miệng ở người lớn hay ung thư lưỡi thì bác sĩ cũng sẽ là người giúp bạn có cảm giác an toàn và yên tâm hơn. Đừng tự ý chữa trị theo ý của bản thân nhé bạn.
.