Hôi miệng là một triệu chứng không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý, khả năng giao tiếp, công việc và đời sống xã hội. Người hôi miệng, nhất là đối với những người bị hôi miệng nặng sẽ thường ngại tiếp xúc với người khác, thụ động, trở nên trầm cảm… Hãy cùng Propobee tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra hôi miệng nhé!
Mùi hôi miệng sinh ra từ đâu?
Mùi khó chịu từ miệng phát sinh từ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Có rất nhiều thành phần khác nhau trong miệng, nhưng chủ yếu mùi hôi ở miệng sinh ra từ: Dimethyl sulfid (CH3SCH3); Hydrogen sulfid (H2S); Methyl Mercaptan (CH3SH).
Các hợp chất lưu huỳnh này được hình thành từ các vi khuẩn chuyển hóa chất bã khi chúng ta ăn uống, xác vi khuẩn, các tế bào chết trong miệng chúng ta…
Người bị hôi miệng nặng thường ngại tiếp xúc với người khác, thụ động, trở nên trầm cảm
Trong miệng của mỗi người đều chứa các thành phần trên, bình thường các chất này sẽ được nước bọt hấp thụ vào mô mềm, nhưng nếu các thành phần này cao hơn mức bình thường, nước bọt không đủ để hấp thu hết các tạp chất đó tạo thành mùi khó chịu khi chúng ta thở, nói chuyện, gây ra chứng hôi miệng.
5 nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn thường thấy
1. Khô miệng
Ở một số người có thể gặp phải tình trạng khô miệng, tức là tuyến nước bọt tiết ra không đủ làm sạch răng miệng, không đủ giữ sạch các cơ trong miệng, đồng thời không hấp thụ được các chất gây mùi làm cho miệng bị hôi. Nếu hôi miệng xuất hiện từ nguyên nhân này thì bạn nên bổ sung thay thế nhiều nước hàng ngày giúp hạn chế mùi hôi miệng phát triển.
2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài theo cả đường ăn uống và đường thở. Cộng thêm việc khoang miệng luôn ẩm ướt kết hợp với nhiều tác nhân như thức ăn dư, mảng bám… chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Do đó, nếu vệ sinh miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn phát triển với một tốc độ chóng mặt gây mùi hôi khó chịu.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Bên cạnh đó một số loại thực phẩm thức ăn có mùi nồng làm khi ăn sẽ bám lại ở miệng khi thở ra gây ra mùi hôi khó chịu điển hình là: hành tỏi, củ kiệu, lạc sống, thức ăn nhiều chất béo…
Ngoài ra một số người thường xuyên uống rượu, bia hay thường xuyên hút thuốc lá cũng là một trong những thủ phạm không thể thiếu hình thành nên mùi hôi khó chịu ở miệng.
3. Bệnh răng miệng
Một số bệnh răng miệng được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng đó là bệnh viêm lợi, lở miệng, nhiệt miệng, nhiễm trùng nướu, sâu răng… Muốn chữa trị dứt điểm hôi miệng trong trường hợp cần trị dứt điểm các căn bệnh răng miệng trước.
Một số bệnh về răng miệng cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng
Việc sử dụng răng giả cũng có thể làm cho hơi thở có mùi khó chịu, do sử dụng răng giả sẽ làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, hơn nữa lắp răng giả không khít cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng hôi miệng nặng hơn.
4. Do dùng một số loại thuốc
Một số thuốc có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng như: thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa trầm cảm, thuốc kháng histamin, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamin,…
5. Một số bệnh khác dẫn đến hôi miệng
- Bệnh thoát vị trực tràng, trào ngược dạ dày khiến miệng có mùi hôi.
- Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amydal, viêm nhiễm đường hô hấp.
Người bị mắc các bệnh về đường hô hấp rất dễ bị hôi miệng
- Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
- Suy giảm chức năng gan, thận, tiểu đường
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thay đổi kích thích tố trong người, sinh ra chất hơi có lưu huỳnh bay qua đường phổi làm hôi miệng.
Khi bị hôi miệng, trước tiên cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng đó. Sau đó có thể sử dụng các sản phẩm chứa thành phần keo ong để chấm dứt tình trạng hôi miệng.
Propobee là sản phẩm có thành phần keo ong được sản xuất bới DK Pharma