Viêm loét miệng lưỡi là một bệnh rất phổ biến ở niêm mạc miệng. Những tổn thương trong bệnh viêm loét miệng lưỡi là những tổn thương lành tính, có thể tự khỏi mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, viêm loét miệng lưỡi gây đau nhức trong ăn uống, ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp và sinh hoạt của chúng ta. Propobee sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi và cách điều trị nhanh chóng chứng bệnh khó chịu này nhé!
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét miệng lưỡi
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể kích hoạt bệnh viêm loét miệng lưỡi như:
- Do đánh răng quá mạnh, bàn chải chà vào vùng nướu và niêm mạc ở miệng.
- Ăn quá nhiều đồ ăn có tính acid, hay các thực phẩm nóng như: socola, café, pho mai…
- Do một loại vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của bạn
- Do các bệnh khác gây ra như: sâu răng, viêm chân răng…
- Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt.
- Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Biểu hiện của bệnh viêm loét miệng lưỡi
Ban đầu, bệnh nhân có cảm giác rát, ngứa, kim châm xuất hiện vài giờ trước khi có tổn thương. Sau đó, có các triệu chứng viêm nhiễm điển hình như sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
Thậm chí bệnh nhân có thể sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn. Khi các nốt viêm chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét miệng lưỡi có thể từ khó chịu đến đau đớn khi ăn uống, nặng hơn có thể gây suy nhược, giảm cân do thiếu dinh dưỡng.
Điều trị bệnh viêm loét miệng lưỡi đơn giản, hiệu quả
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng, bổ sung các vitamin nhóm B. vitamin C là bệnh sẽ thuyên giảm. Các thuốc corticoid bôi trực tiếp vào vết loét cũng tỏ ra hiệu quả như triamcinolon, hydrocortisone acetonide hemisuccinate.
Tuy nhiên, khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, có dấu hiệu bội nhiễm nặng, viêm tấy lan tỏa kèm theo toàn thân suy nhược, thì cần phải áp dụng các biện pháp điều trị tích cực.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), chán ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác.
Bạn đọc có thể tham khảo một số cách chữa bệnh viêm loét miệng lưỡi đơn giản sau đây:
- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
- Uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nhanh chóng khỏi bệnh.
- Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi (cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…)
- Trà xanh là một trong những dược liệu có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng rất tốt do có chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh.
- Keo ong có hoạt tính kháng khuẩn, chống virus, chống nấm, chống viêm, loét cực mạnh do đó cũng là một phương thuốc trị nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, Công ty cổ phần Dược khoa đã nghiên cứu bào chế thành công keo ong dạng xịt Propobee. Propobee là sự kết hợp tuyệt vời của keo ong và mật ong cùng các tinh dầu với tỉ lệ thích hợp rất hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng. Để điều trị viêm loét miệng lưỡi, bạn chỉ cần xịt trực tiếp Propobee vào vết loét, vết nhiệt sẽ giúp tổn thương chóng lành.
Ngoài ra, Propobee còn giúp làm dịu các cơn ho, ngứa họng, đau rát họng; làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm vùng miệng-họng, sâu răng, hôi miệng. Propobee cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn với cả trẻ nhỏ.