1800 59 99 77

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến bạn cần biết

Cũng như các nước trên thế giới, tỷ lệ bệnh ung thư tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Cho đến nay, chưa có phương pháp đặc hiệu để điều trị ung thư, các biện pháp chỉ có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh vẫn có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ung thư vòm họng cũng vậy.

Propobee xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư vòm họng.

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến bạn cần biết 1

Ung thư vòm họng khiến bạn khó ăn, khó nói, đau đớn kéo dài…

1. Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp can thiệp tích cực

  • Xạ trị đơn thuần: được chỉ định cho các giai đoạn sớm
  • Hoá trị kết hợp với xạ trị:  được chỉ định cho các giai đoạn muộn và một số trường hợp cụ thể.
  • Phẫu thuật: Là phương pháp cắt bỏ khối ung thư dựa trên vị trí nguyên phát, phân loại lâm sàng, phân loại bệnh và thể trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp hạch còn sót lại sau xạ trị 2 tháng.

2. Chế độ chăm sóc bệnh ung thư vòm họng

Chế độ ăn uống hàng ngày

  • Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, đặc biệt là phải cung cấp đầy đủ protein và vitamin. Thực phẩm cần đa dạng và phải có đủ màu, mùi, vị để tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân và nên chia nhỏ thành nhiều bữa. Ăn những thức ăn thanh đạm, tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Khi không muốn ăn thì có thể thêm một số thức ăn khai vị làm tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân
  • Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, có tác dụng phòng tránh viêm loét, thanh nhiệt giải độc như quả la hán, mã thầy, bì lợn, rau chân vịt, mướp đắng.
  • Một số thực phẩm nên dung tương ứng với triệu chứng như:

Khan giọng: củ cải, lê, ngân hạnh, mơ;

Khó nuốt: hạnh nhân, nhận quả hồ đào, hoa bách hợp;

Khạc ra máu: bột củ sen, cây kim châm.

  • Một số thực phẩm được cho là có khả năng chống lại u vòm họng ác tính như lá xa tiền thảo, hoa mã lan, chao, mướp, cà..
  • Những thức ăn nên kiêng: kiêng bia rượu, thuốc lá, hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng, khi có hiện tượng viêm nhiễm thì không nên ăn các loại thức ăn nóng như thịt chó, thịt dê.
  • Nên động viên bệnh nhân cố gắng ăn uống, đồng thời cần dựa vào đặc điểm của từng người để có chế độ ăn uống hợp lý. Khi bệnh nhân cảm thấy ăn ngon miệng thì nên ăn nhiều một chút, không cần hạn chế gì, không nên ép bệnh nhân ăn những thức ăn mà mình không thích để tránh khó chịu, buồn nôn.
Chế độ ăn uống hàng ngày 1

Lá xa tiền thảo (mã đề) có tác dụng chống lại ung thư vòm họng mãn tính.

Chế độ ăn uống trong thời gian điều trị

Thực tế đã chứng minh, các chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị và hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân ung thư vòm họng, có thể giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ nhanh hơn sau phẫu thuật, tăng cường khả năng chịu đựng trong quá trình hoá xạ trị, nâng cao hệ miễn dịch, tránh viêm nhiễm và biến chứng.

  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật: sau khi phẫu thuật, bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn nhiều hạnh nhân, nước ép lê, nước mía, nước ép cà rốt, nước ép táo, nước ép kiwi…
  • Chế độ ăn uống khi xạ trị: nên ăn những loại rau củ quả tươi, đồng thời có thể ăn món nấm nấu đậu, canh gan lợn với rau chân vịt…
  • Chế độ ăn uống khi hoá trị: chọn các loại thức ăn bổ khí tư âm như cá chép, mộc nhĩ trắng, nấm hương, tổ yến, hướng dương, lê, ngân hạnh…
Chế độ ăn uống trong thời gian điều trị 1

Cá chép giúp bổ khí tư âm, giúp bồi bổ cho bệnh nhân điều trị hoá trị.

Có một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật không dám ăn vì sợ sặc. Càng không dám ăn thì càng dễ bị sặc. Nhờ sự tập luyện nuốt thức ăn mà sẽ ít bị sặc hơn, sau đó có thể không còn bị sặc nữa.

Ban đầu luyện nuốt thức ăn mà bị sặc thì có thể ăn theo những cách sau:

  • Dùng tay ấn: Khi nuốt thức ăn thì dùng tay ấn phần da hàm dưới.
  • Ăn kết hợp: ăn một miếng màn thầu hoặc chuối trước, sau đó sẽ ăn thức ăn.
  • Khi vết mổ khí quản của bệnh nhân nằm ở khí nang mà có thể bơm khí, khi ăn có thể dùng ống tiêm để bơm khí, sau khi ăn xong lại tháo hết khí.

Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vòm họng không nên quá ỷ lại vào những phương pháp trên, cuối cùng vẫn nên luyện tập để khắc phục hiện tượng sặc.

Có một số ít bệnh nhân thông qua quá trình luyện nuốt thức ăn mà vẫn không thể khắc phục được hiện tượng sặc thì phải cần giải quyết bằng phẫu thuật, nhưng có thể sẽ mất đi giọng nói. Chế độ ăn uống trong cuộc sống hằng ngày và trong quá trình điều trị cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân.

Đọc thêm: Cách phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng hạt

X

Thông tin đơn hàng

Xịt họng giảm ho Keo ong PropoBee 30ml

(Giá: 250.000 VNĐ/ 01 hộp)

Xịt họng giảm ho Keo ong Propobee baby

(Giá: 250.000 VNĐ/ 01 hộp)

Xịt họng giảm ho Keo ong PropoBee 15ml

(Giá: 160.000 VNĐ/ 01 hộp)

Viên ngậm giảm ho PROPOBEE tablets

(Giá: 50.000 VNĐ/ 01 hộp)

Thông tin khách hàng